HỆ ĐIỀU HÀNH UNIX

Mình xin được lấy bài viết của anh Nguyễn Đình Thắng vì bài viết tổng quan về Unix rất hay này


I /Đặc điểm của hệ điều hành Unix
* Là hđh đa tiến trình tại 1 thời điểm có thể truy cập vào nhiều người dùng đồng thời cùng 1 lúc và đặc điểm nữa là khởi động nhiều tiến trình .
* Là hđh có tính ổn định cao và bảo mật tốt chủ yếu được phát triển cho môi trường mạng đặc biệt là các  máy chủ .
* Đặc biệt là hđh Unix được cung cấp miễn phí và có mã nguồn mở giúp cho người dùng an toàn khi sử dụng
* Trong quá trình phát triển hđh Unix đã phát triển theo cả chiều ngang và dọc. Không chi cho máy chủ  mạng  mà còn áp dụng vào Văn  Phòng, Giải trí, Giao diện, Máy dùng đơn.
Unix gồm :      Linux
                        Sun Solaris
                        Sco     
II / Cách tổ chức
* Mô hình gồm 4 lớp
1) Hardware là tập các thiết bị , linh kiên được điều khiển bằng tín hiệu điện
2) Kerner là nhân hđh là chương trình giao tiếp trực tiếp với phần cứng ,các tín hiệu điêù khiển là tín hiệu ở dạng nhị phân 0 và 1 .
3) Shell là hệ vỏ là môi trường cho phép người dùng thông qua đó để giao tiếp với nhân hđh . người dùng làm việc với Shell thông qua các câu lệnh
4) UserProgram trong quá trình  sử dụng và quản trị hệ thống qua các câu lệnh trong Shell hoặc thông qua các chương trình chuyên dụng thì các chương trình chuyên dụng chính la UserProgram (Chương trình  người dùng ).
III/Quản Trị Cơ Bản
Unix cũng gồm có 2 chế độ làm việc đó là chế độ dòng lệnh (Command Line  ) và chế độ đồ hoạ (Graphics)       
3.1 Truy cập hệ thống  thông qua 1 trong 2 cách
            1 Truy cập trực tiếp trên máy Linux hệ điều hành sẽ yêu cầu nhập Username & Password
            2 Truy cập từ xa hệ thống Unix cho phép người dùng sử dụng cũng như quản trị hệ thống thông qua các dịch vụ quản trị từ xa như : telnet và ssh .
* Telnet là dịch vụ quản trị từ xa  chạy trên cổng 23 trong mô hình TCP/IP phần mềm telnet Server được càc trên hệ th ống Linux
            cú pháp : telnet  addressIP                 
                        Login        : 
                        Password         :
Truy cập thành công dầu nhắc lệnh có dạng sau :
            [@ ]$_
Note :\\ dịch vụ telnet không cho truy cập với người quản trị là root vì vấn đề không an toàn cũng như môi trường làm việc
Để khắc phục vấn đệ này Linux cho phép truy cập với dich vu ssh khi đó sẽ an toàn
* Ssh  đây là dịch vụ giúp cho người quản trị cũng như sử dụng an toàn hơn .
            Sau khi đã truy cập telnet song ta dùng lệnh ssh sau :
            cú pháp : ssh  username@addIP of Linux server
            Click  Yes nếu truy cập lần đầu tiên sau đó điền Password
Note:// Nếu ở máy Windows thì phải truy cập telnet song rồi mới được ssh còn ngồi ở máy Linux thí không cần
3.2  Một số khái niệm
            Root : người quản trị được tạo ra trong quá trình cài đặt có dấu nhắc lệnh  #
            Người dùng thường đựợc tạo ra trong quá trình quản trị hệ thống và quền hạn hạn chế , dấu nhắc lệnh $
*Môi trường làm việc
Unix là hđh đa người dùng tại 1 thời điểm cho phép đồng thời nhiều người truy cập với 1 chế độ Đồ Hoạ và 6 chế độ Dòng Lệnh tương ứng với các phím :   Ctrl + Alt [F1 -> F7] .
            Từ chế độ dòng lệnh chuyển sang chế độ đồ hoạ ta dùng lệnh Startx .
            Để chuyển từ chế độ đồ hoạ sang chế độ dòng lệnh ta dung lệnh  Ctrl + Alt [F1 -> F6]
3.3 Tổ chức File trong Unix
Unix tổ chức các file dưới dạng cây phân cấp
*1 số dạng file trong unix :
                                            + file thông thường
                                            + file thư mục
                                            + file thiết bị               
                                            + file đặc biệt
* 1 số thư mục đặc biệt được tạo sẵn
            /home : là thư mục chứa các thư mục chủ của  người dùng , các dữ liệu của người dùng
            /bin     : là thư mục chứa các lệnh của hệ thống
            /etc    : là thư mục chứa các file cấu hình của hệ thống
            /lib      : là thư mục chứa các file thư viện của hệ thống
            /dev     : là thư mục chứa các thiết bị của hệ thống
note :  mầu xanh là folder thông thường
            mầu trắng là file thông thường
            mầu đỏ là file nén
            mầu xanh nõn chuỗi là file chạy
            Câu lệnh và tên file trong unix có phân biệt chữ hoa chữ thường
3.4 Một số lệnh cơ bản
            1/ ls  lệnh xem nội dung thư mục
                        ls [option] [directories]
                            [option] - a xem tất cả nội dung
                                           - l  xem cả thuộc tính của file
            2/clear lệnh xoá màn hình      
            3/mkdir lệnh tạo thư mục  mkdir [name folder]
            4/rmdir [name folder] Lệnh xoá thư mục
            5/cp   Lệnh sao chép thư mục hoặc file
                        note : nếu folder ta thêm thuộc tính -r
            6/cd dịch chuyển thư mục cd
                        note : Lệnh cd không tham số là chuyển về thư mục gốc
            7/mv  đổi tên và dịch chuyển
                        mv  
`                       mv   /.
            8/xem đang đứng ở đâu : Lệnh          pwd
            9/xem các tiến trình đang chạy
                        ps   xem các tiến trình do chính mình khởi động
                        ps -a xem tất cả các tiến trình của người dùng khởi động
                        ps -ef xem tất cả các tiến trình của hệ thống khởi động
            10/       kill    [mã tiến trình ]
                        pkill  [tên tiến trình ]
                        Nếu ta thêm tham số -9 thì sẽ giết hẳn . ngoài ra ta còn dùng lệnh Ctrl + C
            11/man     Xem hướng dẫn cách sử dụng cũng như thực hiện  các lệnh .
                        Để thoát khỏi man ta dùng ấn fím Q
                        ex : man cat  -> xem hướng dẫn sd lệnh cat
IV/ Quản trị file
Là thực hiện các thao tác tạo file , xem nội dung file và thay đổi các thuộc tính của file đặc biệt là cấp quyền sử dụng cho file
4.1 Quản trị file với lệnh cat : lệnh cat cho phép xem nội dung và tạo file text thông thường 1 cách nhanh chóng và đơn giản
            Xem nội dung : cat .phần mở rộng
            Tạo file    B1  cat
                        B2  Contents file
                        B3  Ctrl + D   
            Lệnh cat tuy đơn giản nhưng chủ yếu dùng để tạo file có nội dung ngắn không có cấu trúc đặc biệt là các file cấu hình .
4.2 Xem nội dung với lệnh less / more
            .Nếu nội dung chứa trên nhiều trang màn hình thì lệnh get & more sẽ xuất hiện từng trang màn hình
            .Lệnh cat chỉ xuất hiện ở trang cuối
            .Lệnh less/more còn được dùng trong trường hợp định tuyến đầu ra

            Ex :   ls            | less/more
                       cat  | less/more
4.3 File Liên kết
Giúp cho thao tác quản trị được đơn giản & nhanh chóng hơn                    
            cách tạo :   ln [option]
file liên kết sẽ giống file nguồn khi thay đổi nội dung của 1 trong 2 file thì file còn lại sẽ thay đổi theo . Nếu
            Option = -s thì sẽ tạo ra file liên kết mềm .nếu file nguồn bị xoá thì file liên kết sẽ mất theo
            Ex :  ln -s /usr/local/etc/vidu      /root/vidu.temp
4.4 Cài đặt
            gồm 1 số dạng file sau : ext2,ext3  -> Window không nhìn thấy
                                         vfat            -> Cả Window & Linux đều nhìn thấy .
                                         swap          -> Tạo phân vùng trao đổi
            * Tạo phân vùng thông thường gồm 3 bước cơ bản .
                        B1 tạo      /boot      Phân vùng khởi động   100 Mb - ext3 - primary
                        B2 tạo     /               Phân vùng Gốc       4Gb      -  ext3
                        B3 tạo     swape      Dung lượng = 2 * Tốc độ của Ram          
              
4.5 Trình soạn thao Vi
Trong thực tế cat chỉ dùng để xem nội dung file hoặc tao file có nội dung ngắn . để tạo và sửa file có nội dung phức tạp thì Linux sử dụng trình soạn thảo Vi
            * Cách sử dụng    vi
            nếu file có tên rồi thì vi cho phép xem hoặc sửa file còn ngược lại nếu không có thì vi sẽ tạo mới
            * Một số lệnh cơ bản khi sử dụng lệnh Vi
                        :q         thoát khỏi vi
                        :w        ghi lại nôị dụng  
                        :wq      ghi lại và thoát = :x
                        dd        xoá 1 dòng tại vị trí con trỏ
                        u          undo
                        D         xoá từ vị trí con trỏ đến cuối
                        :     dịch chuyển con trỏ đến dòng
                        yy        copy 1 dòng từ vị trí con trỏ
                        y    copy n+1 dòng từ vị trí con trỏ xuống dưới
                        p          dán nội dung đã copy
                        dd        cắt
                        gg        chuyển về đầu file
                        G         chuyển xuống cuối file
                        /            tìm kí tự trong văn bản
                        : -r     trèn file khác vào vị trí con trỏ
                        i           chuyển từ chế độ lệnh về chế độ soạn thảo
                        0          trèn 1 dòng mới và chuyển vào chế độ soạn thảo                    

4.6/Quyền truy cập file
            Thể hiện cụ thể ở 3 quyền cơ bản
                        r           read     đọc
                        w         write   ghi
                        x          excute chạy thực thi
            Các đối tượng được gán quyền trong Unix chia làm 3 loại
                        u          user người chủ của file
                        g          group  là nhóm chủ của file
                        o          other là all những người còn lại
Để xem all các thuộc tính của file cũng như các quền đã được gán cho file ta dùng lệnh
                        ls -l
            Kí tự đầu tiên trong 10 kí tự là chỉ kiểu file nếu  d    -> là thư mục
                                                                       l            -> là file liên kết
            còn 9 kí tự tiếp theo là các quyền gán cho file tương ứng như sau :
                        r         w         x | r          w          x | r           w              x
                              <--------------><----------------><------------------->  
                                   u          g                                  o

            *Lệnh chmod dùng để thay đổi quyền truy cập đối với file có thể dùng lệnh 1 trong 2 cách
                        1.Dùng biểu tượng quy định  u           ->  uer  |  r        ->read
                                                             g         ->  group         |  w      ->write           
                                                             o         ->  other   |  x   ->excute

                        cú pháp :
                        chmod  <đối tượng được gán quyền > < toán hạng gồm + | - |= > < tên file>
            Ex :Bỏ quyền chạy của nhóm chủ và bỏ quyền sửa của những người khác
                        chmod   g-x , o-w  thang.txt
            Ex : Gán quyền chạy cho nhóm chủ và gán quyền sửa cho người dùng
                        chmod  g=x , u=w

                        2.Xác định các giá trị của quyền
                        ví dụ : r           = 1 0 0
                                    w         = 0 1 0
                                    x          = 0 0 1
                                    ---------------------
                                          tổng quyền =   7
                        Chuyển từ nhị phân sang thập phân như sau :
                        r = 1.2 mũ 2 + 0.2 mũ 1 + 0.2 mũ 0 = 4
                        w=0.2 mũ 2 + 1.2 mũ 1 + 0.2 mũ 0 = 2
                        x=0.2 mũ 2 + 0.2 mũ 1 + 1.2 mũ 0 =  1
                        Vậy tổng quyền = 7
            Ex : chmod  777  thang.txt     => gán toàn quyền cho file thang.txt trong đó gồm quyền sau :(rwx) .
            Note :
            -chỉ có ngườì chủ file or người quản trị hệ thống mới có thể thay đổi quyền truy cập của file
            -trong câu lệnh gán quyền truy cập theo biểu tượng nếu ta không chỉ ra đối tượng được gán quyền thì có             nghĩa là gán cho all 3 đối tượng

            Ex : người dùng user có quyền   r , w đối với thư mục /home/tm . người dùng user có quyền   r đối với                 thư mục  /home. hỏi user có quyền  truy cập vào /home/tm không ?
            Trả lời : user không được truy cập vào  /home/tm  vì user có quyền đọc và xem thư mục /home có                         những thư mục nào chứ không được xem file trong /home do đó quyền với /tm là vô tác dụng  .

V/Quản Trị Người Dùng .
Giống như hđh Windows NT hđh Unix quản lý những người dùng và khai thác hệ thống thông qua khoản mục useraccount . 1 khoản mục người dùng bao gồm các thông tin sau :
            .Tên khoản mục : username
            .Mật khẩu                 :  password
            .UID             :  Mã số của người dùng để hệ thống quản lý   
                                    .các người dùng của hệ thống có UID <500
                                    .các người dùng do người quản trị tao ra có UID >=500
                                    .UID: 0
            .Group                      :Mà người dùng là thanh viên
            .Các chính sách đối với hệ thống
            .Các chính sách đối với tài nguyên ( r w x )                          
            .Home Directory
            .Shell  , Kernel
Hđh Unix được gọi là hđh đa người dùng cho phép quản lý người dùng 1 cách chặt chẽ an toàn thông qua các chính sách quyền được gán trực tiếp cho người dùng hoặc thông qua nhóm mà người dùng làm thành viên
            /etc/passwd      là thư mục lưu cơ sở dữ liệu của các user và password
5.1 Để tạo người dùng ta dùng lệnh sau :
                        adduser|useradd     
                        passwd                   
                        new password       
                        confim password  

            +Lệnh passwd còn để dùng  thay đổi mật khẩu cho các người dùng đã tồng tại trong hệ thống
            +Lệnh passwd còn làm thay đổi mk của /root .
            + Thông thường để đặt thuộc tính của người dùng khi mới tạo ra người quản trị dùng lênh passwd cùng với 1 số tham số . 
            Ex : adduser -c Đây là lớp cvk4u  thangnd
* who am i xem  người dùng đang truy cập là ai ?
* id      xem mã id của người dùng  ?
* who              xem danh sách người dùng đang truy cập !
5.2  Để xoá người dùng
                        userdel  
            note : để xoá được hết dữ liệu của người dùng đó ta dùng thêm ts - r
                        userdel  -r            
5.3 Khoản mục nhóm ( Group Account )      
- Giúp cho người quản trị đơn giản hơn trong quá trình thực hiện
- Người dùng có thể làm thành viên của nhiều nhóm trong đó có 1 nhóm gọi là nhóm mặc định  kí hiệu : g  . các nhóm còn lại là thành viên thông thường kí hiệu : G
- CSDL của nhóm  được lưu trong /etc/group
- File /etc/group được tổ chức theo nhiều dòng mỗi dòng dành cho 1 nhóm .
            cú pháp   nhóm >:::.
* Để tạo 1 nhóm ta dùng lệnh
            groupadd         
Ex : tạo người dùng thangnd với yêu cầu nhóm chủ mặc định là root . thư mục chủ là /home
            addgroup  -d  /home   -g  root   thangnd
           
VI / Quản Tri Mạng
Hđh Unix hoạt động rất ổn định trong môi trường mạng cho phép nhiều người dùng truy cập vào hệ thống cùng 1 lúc
6.1 Câú hình Mạng
            * Địa chỉ IP gồm 32 bits = 4 bytes   0.......255
            Địa chỉ IP gồm  2 phần
                        1. NetID  địa chỉ mạng
                        2.HostID địa chỉ máy trong mạng
            Subnetmask   Mặt nạ mạng . kết hợp với địa chỉ IP để xác định địa chỉ mạng và máy
                        Subnetmask =34 bits = 4bytes <=>  X1  X2  X3  X4
           
            Lớp A   từ       0          -> 127
            Lớp B   từ       128      -> 191
            Lớp C   từ       192      -> 223
            ..........    từ        224     -> 255
            Mặt nạ mạng mặc định của các lớp không chia mạng con
                        Lớp A   255.0.0.0
                        Lớp B   255.255.0.0
                        Lớp C   255.255.255.0
a)Lớp A dành 1 byte cho phần Network_id và 3 byte cho phần Host_id
            <---8bits-----><-----------------------24bits------------------>
            --------------------------------------------------------------------
            |     Network    |         Host      |        Host      |           Host          |                   
            --------------------------------------------------------------------
Để nhận biết được lớp A thì bít đầu tiên của byte phải là 0 dưới dạng nhi phân thì byte này có dạng :0XXXXXXX            vì vậy những ip nằm trong khoảng 0(00000000) đến 127(01111111) sẽ thuộc lớp A         
Byte đầu tiên này cũng là Network_id , trừ đi bit đầu tiên để làm id nhận dạng khi đó lớp A sẽ còn 7 bit để đánh số thứ tự các mạng con . ta được 128 (2mũ 7 ) mạng lớp A  .trừ 2 trường hợp đặc biệt đó là 0 và 127 do đó lớp A còn lại là 126 mạng từ 1.0.0.0 đến 126.0.0.0
Phần host_id chiếm 24 bit do đó Host_id của lớp A ta có thể đặt là 16,777,216 Host  khác nhau trong mỗi mạng

b)Lớp B dành 2 byte cho phần Network_id và 2 byte cho Host_id
Để nhận biết được lớp B thì bit đầu tiên của byte là 10 dưới dạng nhị phân có dạng :10XXXXXX .vì vậy điạ chỉ nằm trong khoảng từ 128(10000000) đến 191(10111111) sẽ thuộc lớp B
* Phần Network_id chiếm 16 bit bỏ đi 2 bit làm ID cho lớp còn lại 14 bit cho phép ta đánh thứ tự 16.384(2 mũ 14) mạng khác nhau  tức là từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0
*Phần Host_id cũng chiếm 16bits tức là có (2 mũ 16) =65536 giá trị khác nhau . trừ đi 2 trường hợp đặc biệt cong lại là 56534 host trong 1 mạng lớp B 
            Ví Dụ : với mạng 172.25.0.0  thì địa chỉ host_id hợp lệ là  : 172.25.0.1  đến 172.25.255.254 

c)Lớp C dành 3 byte cho phần Network_id và 1 bytes cho phần Host_id
Để nhận biết được lớp C thì bit đầu tiên của byte là 110 dưới dạng nhị phân  là 110XXXXX .vì vậy địa chỉ nằm trong khoảng 192(11000000) đến 223(11011111) sẽ thuộc lớp C
*Phần Network_id chiếm 24bits trừ đi 3 bit làm ID của lớp còn lại là 21bit tức là có 2.097.152=(2 mu 21) địa chỉ  mạng từ 192.0.0.0 đến 223.255.255.0 
*Phần Host_id cũng chiếm 1bye cho (2  mu 8 )=256 giá trị khác nhau trừ đi 2 th đặc biệt còn lại 254 host khác nhau .
            Ex : với mạng 203.162.41.0 các điạ chỉ host hợp lệ là : 203.162.41.1 đến 203.162.41.254

*Để xem tên máy ta dùng lệnh :   hostname              
*Để đặt tên máy ta  dùng lệnh  :   hostname
*Để xem địa chỉ ip                      :         ifconfig
                                      ifconfig  -a
*Đặt địa chỉ IP : 
            ifconfig   network

            Ex : ifconfig eth0 172.168.0.5 netmask 255.255.0.0 up
rút gọn      ifconfig   /
           
            Ex : ifconfig eth0 172.168.0.0/16  up
            - Trong đó là số bít dành cho địa chỉ mạng
            - Tham số up là kích hoạt còn down là không kích hoạt
            - Địa chỉ ip chỉ có tác dụng trong 1 phiên làm việc
*Đặt địa chỉ IP cố định          
gồm 2 cách cơ bản :
            1. ta dùng lệnh setup /network configuration
            2 .ta sửa trực tiếp trong file /etc/sysconfig/network-scripts.ifcfg eth0
            Để địa chỉ IP có hiệu lực ta phải dùng lệnh sau
            /etc/rc.d/init.d/network restart 

            Note: Trong mạng đấu trực tiếp với nhau thì NetID phải chùng nhau còn HostID thì khác nhau
VI/Quản trị file
*Để soạn thảo cũng như để tạo hoặc sửa file thì HĐH Unix đã cung cấp cho chúng ta 1 trình đó là vi . trong thực tế cat chỉ được sử dụng để xem nội dung file hoặc taọ file có nội dung ngắn  còn muốn tạo file phức tạp và dài thì ta dung trình soạn thảo vi .
            cú pháp :  vi 
*Nếu tên file đã tồn tại thì vi cho phép xem và sửa nội dung , nếu chưa tồn tại thì vi sẽ tạo ra 1 file mới
*Có 2 chế độ : chế độ lệnh & chế độ soạn thảo
6.1 Chế độ lệnh : mặc định khi mới khởi động vi thì người dùng đang ở chế độ lệnh . trình soạn thảo vi có 1 số lệnh cơ bản sau :
                        :q         thoát
                        :w        ghi lại
                        :wq      ghi lại và thoát
                        :x         ghi lại và thoát
                        :     dịch chuyển con trỏ tới vị trí n
                        :-r     trèn 1 file khác vào vị trí con trỏ
                        :-i         chuyển từ chế độ lệnh về chế độ soạn thảo
                        :-o        trèn 1 dòng mới vào và chuyển về chế độ soạn thảo
                        dd        xoá 1 dòng tại vị trí con trỏ
                        D         xoá từ vị trí con trỏ tới cuối dòng        
                        yy        xao chép 1 dòng tại vị trí con trỏ
                        p          dán nội dung đã xao chép vào vị trí con trỏ
                        y    xao chép n+1 dòng từ vị trí con trỏ xuống dưới
                        u          quay trở lại bước vừa thực hiện
                        gg        dịch chuyển về đầu file
                        G         dịch chuyển xuống cuối file
                        /              tìm kí tự trong văn bản .
6.2 Chế độ soạn thảo
cho phép người dùng trèn vào các nội dung file khi ở chế độ này màn hình xuất hiện chữ Insert . Nếu muốn về chế độ lệnh ta ấn Esc

VII/ File Khởi Động
Ta cấu hình 2 file        :
                        1.grub.conf
                        2.lilo.conf
Mặc định trong Unix là lilo.conf còn các phiên bản gần đây nâỷ sinh thêm grub.conf
*Nếu khởi động bắng lilo.conf thì ta sửa file :           /etc/lilo.conf
            Sau khi sửa song rồi để có hiệu lực ta dùng lệnh :      lilo      
           
*Nếu khởi động bằng grub.conf thì ta sửa file :         /etc/grub.conf 
*Để tạo đĩa khởi động ta dùng lệnh : mkbootdisk
SHARE

The Blues

Wellcome to my blog

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment